For full functionality of this site it is necessary to enable JavaScript.

Some common errors when using TDS testers and how to fix them

TDS, commonly known as total dissolved solids, is an indicator of water quality. A simple yet effective way to better understand the water we use every day. With the role of checking the cleanliness of water, the TDS meter helps ensure safe water for humans and protects the living environment for organisms.


Sử dụng bút đo TDS và 1 số lỗi thường gặp

Trong quá trình sử dụng bút đo TDS có thể sẽ gặp một số vấn đề như điện cực hoạt động không ổn định, màn hình hiển thị chập chờn, hoặc kết quả đo không đồng nhất giữa các lần kiểm tra. Cần biết được nguyên nhân gây ra các lỗi này và cách nhận diện để có cách khắc phục phù hợp nhất

Độ nhạy của điện cực giảm làm tốc độ xử lý chậm

Sau một thời gian sử dụng, bút đo TDS có thể gặp tình trạng độ nhạy của điện cực suy giảm, dẫn đến tốc độ xử lý chậm và ảnh hưởng đến độ chính xác của kết quả đo. Bạn có thể nhận ra vấn đề này khi máy phản hồi chậm hoặc chỉ số TDS hiển thị không ổn định. Những dấu hiệu này cho thấy điện cực cần được kiểm tra và bảo dưỡng để đảm bảo thiết bị hoạt động hiệu quả và ổn định.

Màn hình hiển thị nhấp nháy

Một lỗi phổ biến khi sử dụng bút đo TDS là màn hình nhấp nháy liên tục. Hiện tượng này thường xuất phát từ việc nguồn năng lượng không còn đủ để thiết bị hoạt động. Trong trường hợp này, bạn chỉ cần kiểm tra và thay pin để máy có thể vận hành ổn định trở lại. Đây là bước quan trọng để đảm bảo các thiết bị kiểm tra nước luôn hoạt động liên tục mà không bị gián đoạn.

Kết quả đo không ổn định

Mặc dù máy đo TDS có sai số cho phép, nhưng nếu khi kiểm tra cùng một mẫu nước mà kết quả chênh lệch vượt mức 3–5%, có thể thiết bị đang gặp vấn đề hoặc cách đo chưa đúng. Để xử lý, hãy đảm bảo bạn thực hiện đo theo đúng hướng dẫn sử dụng và tiến hành hiệu chuẩn định kỳ. 

Cách xử lý lỗi khi sử dụng bút đo TDS 

Đối với lỗi tốc độ xử lý chậm do độ nhạy của điện cực giảm, nên hiệu chuẩn điện cực đều đặn, đặc biệt là trước và sau mỗi lần đo.

Khi đo chỉ số TDS, hãy nhúng đầu điện cực của bút đo vào mẫu nước một cách cẩn thận. Đảm bảo rằng nước không vượt quá mức quy định trên thân bút, vì một số thiết bị không được thiết kế chống nước.   

Ngoài ra, tránh đo nước có nhiệt độ quá cao, vì nhiệt độ không phù hợp có thể gây ảnh hưởng xấu đến tuổi thọ và hiệu suất của bút đo. 

Tham khảo máy đo TDS chất lương tại EMIN:

Bút đo pH EC TDS Hanna HI98129 

Hanna HI98129 không chỉ đo pH mà còn tích hợp chức năng đo EC và TDS, mang đến một thiết bị 3 trong 1 lý tưởng cho nhiều mục đích sử dụng. Từ kiểm tra chất lượng nước sinh hoạt đến ứng dụng trong ao nuôi thủy sản, thủy sinh, hay thủy canh, sản phẩm này đã trở thành lựa chọn phổ biến với người dùng Việt Nam.  

Máy đo TDS Hanna HI98129 sử dụng mối nối vải để đo EC và TDS, giúp tăng tuổi thọ cho điện cực. Điểm đặc biệt là điện cực pH có thể thay thế dễ dàng, đảm bảo thiết bị hoạt động ổn định trong thời gian dài. Với thiết kế chống nước, máy phù hợp để sử dụng trong môi trường ẩm ướt mà vẫn giữ được độ bền cao.  

Hanna HI98129 còn được trang bị nhiều tính năng thông minh như tự động bù nhiệt để đảm bảo độ chính xác, chức năng giữ kết quả trên màn hình, cảnh báo pin yếu, và tự động tắt nguồn sau 8 phút không sử dụng 

Máy đo pH/EC/TDS/Nhiệt độ Hanna HI9811-5 

Hanna HI9811-5 là thiết bị đo tổng chất rắn hòa tan (TDS) kết hợp nhiều tính năng hiện đại như tự động bù nhiệt, chuyển đổi linh hoạt giữa các thông số đo, hiển thị tình trạng pin và cảnh báo khi pin yếu. Những tính năng này giúp máy phù hợp với các ứng dụng chuyên nghiệp, mang lại hiệu quả cao trong quá trình sử dụng.  

Điểm nổi bật của Hanna HI9811-5 là khả năng chịu nước, đảm bảo độ bền ngay cả trong môi trường ẩm ướt. Thiết kế nhỏ gọn và trọng lượng nhẹ của máy mang lại sự tiện lợi, dễ dàng di chuyển và sử dụng tại nhiều địa điểm khác nhau. 

注册收新闻 - 获得优惠活动的机会